Rốn trẻ sơ sinh bị ướt có mùi hôi nguyên nhân do đâu? Có nguy hiểm không và cách xử lý thế nào là những điều khiến các mẹ mới sinh vô cùng lo lắng. Sau đây, Sactoan.net sẽ giúp chị em tìm câu trả lời đúng đắn nhất cho những vấn đề này.
- Cho trẻ sơ sinh ăn váng sữa đúng cách ra sao? 3 loại váng sữa tốt nhất hiện nay
- Rốn trẻ sơ sinh bị ướt phải làm sao? Giải pháp vàng giúp mẹ xử lý hiệu quả
- Trẻ sơ sinh hay nhìn lên trần nhà là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?
- Trẻ sơ sinh 3 tháng rưỡi có nên ăn dặm? Khi nào nên cho bé ăn dặm?
Rốn là nơi rất nhạy cảm và dễ bị tác động nhất ở trẻ sơ sinh do vết cắt dây rốn vẫn chưa lành hẳn. Nếu dụng cụ cắt rốn không được tiệt trùng kỹ lưỡng và cách thay băng sai quy tắc, rốn của bé sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng và gây mùi khó chịu. Bên cạnh đó, hiện tượng rốn trẻ sơ sinh bị ướt có mùi hôi có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng nào đó.
Nguyên nhân rốn trẻ sơ sinh bị ướt có mùi hôi
Nội dung
Khi còn được bao bọc trong bụng mẹ, bé được nuôi dưỡng thông qua dây rốn đóng vai trò như “hệ thống giao thông” truyền dẫn chất dinh dưỡng từ mẹ sang con. Khi vừa sanh, bé sẽ được cắt dây rốn và băng bó thật kỹ. Sau 7 đến 10 ngày, cuống rốn của bé sẽ khô và rụng.
Tuy nhiên, trong những ngày đầu này rốn giống như một cánh cửa đang để mở. Nếu mẹ vệ sinh hằng ngày cho bé sai cách sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công cơ thể trẻ và đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng rốn trẻ sơ sinh bị ướt có mùi hôi.
Rốn trẻ sơ sinh bị ướt có mùi hôi có nguy hiểm không?
Như đã nói, hầu hết trẻ sơ sinh sẽ rụng rốn trong vòng 2 tuần sau khi sinh, trừ trường hợp bé bị chồi hạch rốn hay rốn chậm khô. Vì vậy, nếu bé đã 10 ngày tuổi mà chưa thấy rụng rốn thì các mẹ đừng nên quá hoang mang, nên vệ sinh chăm sóc rốn hàng ngày để theo dõi và nhanh chóng phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Trước khi rụng, rốn của trẻ sơ sinh bị ướt do chảy dịch, có thể còn có thêm chút màu nâu vì sót lại ít máu đông ở mặt cắt nhưng không được có mủ, hay mùi hôi thối và sưng đỏ, bé không sốt, ăn ngủ bình thường. Mẹ nên giữ thông thoáng rốn, không băng lại, vệ sinh rốn và lau khô hằng ngày.
Nếu thấy rốn bị chảy nước có mùi hôi bất thường, mẹ nên cho bé đi khám ngay. Nếu trẻ bị chồi hạch rốn (granuloma) thì rốn sẽ chậm rụng và chảy nước. Khi thấy rốn trẻ chảy dịch nhiều bất thường và chậm rụng, phụ huyng nên đưa bé đi khám để xác định nguyên nhân và hướng xử trí.
Rốn trẻ sơ sinh bị ướt có mùi hôi là dấu hiệu của bệnh gì?
Rốn trẻ sơ sinh bị ướt có mùi hôi là vấn đề các mẹ không thể xem thường bởi nó có thể là biểu hiện của những bệnh lý sau đây:
Rốn trẻ sơ sinh bị ướt có mùi hôi do nhiễm khuẩn rốn
Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi sau khi rung, một thời gian sau thì xuất hiện mủ và sưng. Tệ hơn, tình trạng này còn có thể gây sưng toàn thân, chướng bụng và rối loạn tiêu hóa.
Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi sau khi rung do hoại tử rốn
Hoại tử rốn có thể xảy ra trước hoặc sau khi rốn bị nhiễm khuẩn. Dấu hiệu của nó là rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng có mùi hôi, rốn sưng đỏ rồi tím bầm và chảy mủ, thậm chí là máu. Nếu rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi và chảy máu mẹ nên đưa bé đi khám ngay. Nếu không được chữa trị sớm có thể trẻ sẽ bị nhiễm trùng máu, tử vong.
Rốn trẻ sơ sinh bị ướt có mùi hôi do viêm rốn
Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi, phù nề, chảy mủ và chậm rụng là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm. Đôi khi trẻ còn có biểu hiện sốt nhẹ và quấy khóc. Nếu chỉ là viêm nhẹ thì mẹ nên nặn hết mủ và thoa nước oxy già, lau khô rồi băng lại. Nếu thấy vấn đề trở nên nặng hơn và bé bị sốt cao thì tốt nhất mẹ nên đưa bé tới bác sĩ.
Viêm mạch máu rốn
Rốn trẻ sơ sinh đã rụng có mùi hôi có thể là biểu hiện của viêm mạch máu rốn. Nếu rốn của trẻ sơ sinh không được vệ sinh kỹ lưỡng thì vi khuẩn có thể xâm nhập vào mạch máu và gây viêm nhiễm rất nghiêm trọng.
Cách phòng tránh rốn trẻ sơ sinh bị ướt có mùi hôi
Rốn và mạch máu nối liền với nhau nên rất nhạy cảm và dễ bị nhiễm trùng nếu vệ sinh hằng ngày không đúng cách. Do đó, để phòng tránh rốn có mùi hôi và ướt, khi chăm sóc rốn cho bé mẹ hãy lưu ý một số vấn đề sau đây nhé:
– Luôn giữ cho rốn được sạch sẽ và khô thoáng, mẹ nên lau rửa hàng ngày và không băng kín rốn.
– Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng để khử sạch vi khuẩn trước khi chăm sóc bé.
– Không mặc tã, quần chạm vào rốn hoặc để vật gì đụng vào rốn bé.
– Khi tắm cho bé, không để nước chảy vào rốn, trừ khi cuống rốn đã rụng và khô.
– Hàng ngày, mẹ hãy dùng bông, gạc nhúng vào cồn 70 độ lau nhẹ chân, thân và cuống rốn của bé và da xung quanh rốn từ trong ra ngoài.
– Không rắc dung dịch, thuốc hay chất lạ nào lên vùng rốn.
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ những thông tin cần biết về hiện tượng rốn trẻ sơ sinh bị ướt có mùi hôi, nguyên nhân và cách xử lý. Hy vọng sẽ phần nào giúp các mẹ an tâm hơn khi chăm sóc bé.
- Sữa chua Susu cho bé từ mấy tháng và ăn bao nhiêu là tốt nhất?
- Cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh để bé luôn khỏe mạnh
- Rốn trẻ sơ sinh bị ướt phải làm sao? Giải pháp vàng giúp mẹ xử lý hiệu quả
- Trẻ sơ sinh nằm võng nhiều có tốt không? Hướng dẫn cho bé nằm võng đúng cách