Ngải cứu là một loại rau bổ dưỡng và là một loại thuốc quý. Tuy nhiên, bà bầu uống lá ngải cứu được không là vấn đề các mẹ không thể xem nhẹ. Sau đây, Sactoan.net sẽ giúp bạn giải đáp ấn đề này.
Vốn được xem là một tong những loại thuốc quý, ngải cứu có công dụng hữu ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, đối với bà bầu, lá ngải cứu có công dụng ra sao và bà bầu uống lá ngải cứu được không là những thắc mắc của rất nhiều người. Để làm rõ bà bầu có nên uống nước ngải cứu, các mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Tác dụng của ngải cứu đối với bà bầu
Nội dung
Trước khi tìm hiểu bà bầu uống lá ngải cứu được không, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả những lợi ích của loại cây này.
Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia Vulgaris, mùi nồng, vị hơi đắng. Trong Đông y, ngải cứu là một loại thảo dược quý và cũng là món rau ngon, bổ.
Theo đó, ngải cứu rất có hiệu quả trong việc điều trị kinh nguyệt không đều, động thai, băng huyết, chảy máu cam, nôn mửa, đau bụng, thấp khớp. Ngải cứu cũng có công dụng giúp cầm máu, thúc đẩy vết thương mau lành, làm sạch và giúp da luôn ẩm mượt.
Không chỉ là một loại cây thuốc quý, ngải cứu còn có tác dụng trị cảm cúm, đau đầu. Do đó, nhiều người thường dùng ngải cứu để giảm căng thẳng, mệt mỏi ở bà bầu.
Bà bầu uống lá ngải cứu được không?
Có quan niệm cho rằng bà bầu ăn ngải cứu có thể dẫn đến sảy thai. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Đông y, ngải cứu chính là một vị thuốc giúp an thai rất tốt cho bà bầu.
Về vấn đề bà bầu uống lá ngải cứu được không, Y sĩ Nguyễn Thị Trang, công tác tại Bệnh viện Y học Cổ Truyền Ninh Thuận khẳng định ngải cứu là một vị thuốc có tác dụng an thai rất tốt. Theo đó, bà bầu ăn ngải cứu trứng gà có thể chữa đau bụng, ra máu, chỉ cần lấy khoảng 3 ngọn ngải cứu đem chiên cùng 1 quả trứng gà ăn sẽ giúp dưỡng thai, bồ huyết.
Bà bầu có nên uống nước ngải cứu? Ngoài trứng gà ngải cứu giúp an thai, bà bầu trong 3 tháng đầu có dấu hiệu động thai có thể khắc phục bằng cách lấy 24g ngải cứu, 12 đại táo, 24g sinh khương, sắc uống sẽ có tác dụng dưỡng thai, hạn chế sảy thai.
Y sĩ Nguyễn Trang cũng cho biết thông tin uống ngải cứu khi mang thai gây sảy thai là do một số người đã nhầm lần giữa cây ngải cứu và cây ích mẫu. Bởi lẽ, 2 giống cây này có lá tương tự nhau, nhưng cây lại khác nhau. Bà bầu uống nhiều ích mẫu sẽ dễ gây chảy máu, sảy thai. Do đó, bạn cần nhận biết đặc điểm hình dáng của 2 loại cây này để không xảy ra nhầm lẫn tai hại.
Bên cạnh đó,để không phải quá lo lắng về việc bà bầu uống lá ngải cứu được không, y sĩ Nguyễn Trang cũng đưa ra lời khuyên bà bầu không nên lạm dụng ngải cứu dù nó có tốt đến đâu. Loại thảo dược này có tính ấm nên khi dùng quá nhiều sẽ gây nóng trong, rất có hại cho bà bầu.
Bà bầu dùng ngải cứu thế nào thì đúng?
Ngoài vấn đề bà bầu uống lá ngải cứu được không, việc sử dụng ra sao cũng rất quan trọng để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất.
Nhiều người thắc mắc bà bầu có được ăn gà hầm ngải cứu không? Đây là một món ăn bổ dưỡng, rất tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên ăn 3-5 ngọn ngải cứu/ lần và ăn tối đa 3 lần/tuần. Với những trường hợp có tiền sử bị sảy thai, sinh non… cần tránh ăn ngải cứu thường xuyên. Tốt nhất là nên ăn ngải cứu rán với trứng gà hoặc nấu canh trứng.
Ngoài ra, ngải cứu còn chữa đau lưng, đau khớp, đau hông ở phụ nữ mang thai rất tốt. Cách làm rất đơn giản, bạn lấy lá ngải cứu rửa sạch, cho thêm ít muối hạt rồi rang lên, sau đó bọc với khăn mỏng và chườm vào vị trí bị đau vào mỗi buổi tối. Làm như vậy 3-5 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.
Ngoài ra, uống nước ngải cứu khi mang thai có tác dụng an thai rất tốt. Khi bà bầu bị đau bụng, ra máu nên chuẩn bị: Lá ngải cứu 16g, tía tô 16g cho vào nồi cùng 600ml sắc còn 100ml nước và chia ra uống 3-4 lần trong ngày.
Trên dây, chúng tôi đã giải đáp bà bầu uống lá ngải cứu được không? Hy vọng qua những chia sẻ trên các mẹ đã có thêm những thông tin bổ ích để chăm sóc sức khỏe bản thân và thai nhi. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!