Trẻ tiêm phòng mũi 5 trong 1 bị sốt mấy ngày đang là vấn đề mà hầu hết các mẹ rất quan tâm thời gian vừa qua. Bé thường bị sốt nhẹ hoặc sốt cao khoảng 39 độ kèm theo biểu hiện mệt mỏi, quấy khóc, vật vả… làm mẹ cảm thấy lo lắng và bất an.
- Sau sinh bao lâu thì dùng kem tan mỡ bụng không ảnh hưởng đến mẹ và bé?
- Giải đáp nhanh: Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì hết đau và chăm sóc ra sao?
- Sau sinh 4 tháng quan hệ có thai không? Làm sao để phòng tránh thai
- #9 cách xử lý con giáp thứ 13 cao tay khiến chồng sợ, bồ nể
Vắc xin 5 trong 1 là gì?
Nội dung
Vắc xin 5 trong 1 là loại vắc xin phối hợp phòng được 5 loại bệnh bao gồm: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm màng não do vi khuẩn HIB. Tiêm vắc xin 5 trong 1 không chỉ giúp trẻ cùng lúc phòng được các bệnh nguy hiểm mà còn tiết kiệm được thời gian, chi phí cũng như giảm tải được số mũi tiêm cho bé cưng.
Hiện nay, vắc xin 5 trong 1 gồm có 2 loại là ComBE Five (Ấn Độ) và Pentaxim (Pháp):
- Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp): Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim được dùng trong chương trình tiêm chủng dịch vụ, có thể ngăn ngừa 5 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và các bệnh lý do nhiễm khuẩn HIB. Trẻ được tiêm vắc xin Pentaxim cần được tiêm bổ sung vắc xin viêm gan siêu vi B.
- Vắc xin 5 trong 1 ComBE Five (Ấn Độ): Chương trình tiêm chủng mở rộng đã sử dụng 41 triệu liều vắc xin Quinvaxem (Hàn Quốc sản xuất) cho trẻ dưới 1 tuổi. Do nhà sản xuất tại Hàn Quốc đã ngừng sản xuất loại vắc xin này, nên từ tháng 6/2018, vắc xin ComBE Five sẽ thay thế Quinvaxem. Vắc xin ComBE Five có dạng trình bày tương tự vắc xin Quinvaxem, đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới, được sử dụng ở hơn 43 quốc gia với hơn 400 triệu liều. Vắc xin 5 trong 1 ComBE Five có thể phòng được các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và các bệnh viêm phổi, viêm màng não do H.influenzae tuýp B (HIB). Trẻ được tiêm vắc xin 5 trong 1 ComBE Five cần uống và tiêm bổ sung vắc xin ngừa bại liệt.
Vì sao trẻ tiêm phòng mũi 5 trong 1 bị sốt?
Hiệu quả và tính an toàn của vắc-xin 5 trong 1 được Tổ chức Y tế thế giới xác nhận tuy nhiên giống như những loại vắc xin khác khi tiêm mũi 5 trong 1 cũng mang lại các tác dụng phụ cho bé. Theo đó, trẻ có thể sẽ bị sốt nhẹ, sốt cao, đau hoặc sưng tấy chỗ tiêm, quấy khóc…Tình trạng này thường sẽ tự khỏi sau 1 đến 2 hoặc 3 ngày.
Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể và rất hay gặp sau khi tiêm phòng, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi bé sẽ có những biểu hiện cụ thể khác nhau. Tuy nhiên đa phần trẻ sau khi tiêm phòng mũi 5 trong 1 đều bị sốt là do thành phần ho gà.
Đây là thành phần ho gà toàn tế bào (vẫn giữ nguyên cấu trúc vi khuẩn) có thể gây ra nhiều phản ứng hơn nhưng chỉ ở mức độ nhẹ, các phản ứng nặng rất hiếm gặp vì vậy mẹ không nên quá lo lắng. Thành phần này giúp cơ thể tạo ra được nền miễn dịch vững chắc hơn, hiệu quả hơn trong việc phòng chống bệnh ho gà.
Nguyên nhân gây sốt chủ yếu sau khi trẻ tiêm mũi 5 trong 1
Nguyên nhân gây sốt chủ yếu sau khi trẻ tiêm mũi 5 trong 1 là do thành phần ho gà trong vắc xin Quinvaxem và ComBE Fine. Đây là thành phần ho gà loại toàn tế bào (nghĩa là vắc xin tinh chế từ vi khuẩn ho gà sau khi được nuôi cấy tăng sinh trong môi trường và làm chết bằng nhiệt độ), được giữ nguyên cấu trúc vi khuẩn nên sẽ gây nhiều phản ứng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên các phản ứng này đều ở mức độ nhẹ, vì thế bố mẹ không nên lo lắng quá.
Riêng vắc xin Pentaxim trong chương trình tiêm chủng dịch vụ chứa thành phần ho gà vô bào (chỉ chứa thành phần kháng nguyên đặc hiệu sau khi đã loại bỏ những thành phần kháng nguyên không cần thiết khác của vi khuẩn) nên ít gây phản ứng phụ sau tiêm (như sốt, đau tại chỗ, quấy khóc) hơn và được phụ huynh lựa chọn cho con tiêm nhiều hơn.
Mỗi bé sẽ có một biểu hiện sốt khác nhau. Thông thường, các bé sau khi tiêm mũi 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng về đều bị sốt nhẹ khoảng 38 – 38.5 độ kèm quấy khóc, ăn uống kém. Theo các bác sĩ, đây là những triệu chứng rất bình thường và sẽ tự hết sau 1 – 2 ngày.
Các phản ứng sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1?
Các phản ứng thường gặp sau tiêm vắc xin 5 trong 1 có thể xảy ra với bé bao gồm:
- Sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm.
- Sốt nhẹ dưới 38 độ.
- Quấy khóc, khó chịu hơn bình thường.
- Ăn, ngủ kém hơn.
Sau tiêm chủng, bố mẹ cần chú ý đến trẻ, đặc biệt là theo dõi các phản ứng thường gặp sau tiêm vắc xin 5 trong 1. Nếu trẻ sốt, quấy khóc, bố mẹ cần đo nhiệt độ, lau mát người và cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Dấu hiệu bất thường sau khi tiêm mũi 5 trong 1
Mặc dù sốt là tình trạng khá phổ biến sau tiêm phòng nhưng nếu trẻ có những biểu hiện bất thường sau thì mẹ cần đưa trẻ đến trạm y tế hoặc bệnh viện càng sớm càng tốt.
- Trẻ bị sốt cao trên 39 độ
- Co giật, khóc thét, quấy khóc liên tục
- Trẻ bú kém, bỏ bú
- Khó thở, người tím tái, li bì
- Những phản ứng thông thường kéo dài nhiều ngày
Những phản ứng này sẽ khỏi khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, do đó bố mẹ cần theo dõi sức khỏe của bé ít nhất trong 24 giờ sau khi tiêm.
Trường hợp không tiêm được vắc xin 5 trong 1
Mặc dù là mũi tiêm khá quan trọng để giúp trẻ phòng chống bệnh tật nhưng với những trẻ có tiền sử phản ứng mạnh với các loại vắc xin trước đó thì không nên tiêm mũi 5 trong 1. Cụ thể như sau:
- Trẻ bị sốt cao liên tục trong vòng 2 ngày sau khi tiêm, rất khó để hạ sốt
- Cơ thể bé bị sốc phản vệ
- Co giật và có thể sốt hoặc không 3 ngày sau khi tiêm
- Không tiêm cho trẻ sơ sinh dưới 6 tuần tuổi vì vắc xin không hiệu quả do còn miễn dịch từ mẹ
Tiêm mũi 5 trong 1 lần 2 có sốt không?
Sau khi tiêm chích ngừa mũi 5 trong 1 thì trẻ vẫn có khả năng bị sốt do đó bố mẹ vần phải quan tâm theo dõi sau khi trẻ đi chích ngừa lần 2 về.
Chăm sóc trẻ sau khi tiêm mũi 5 trong 1
Mũi tiêm 5 trong 1 là một trong những mũi tiêm quan trọng của bé yêu. Do đó, mẹ nên chuẩn bị thật tốt sức khỏe cho con trước khi tiêm. Theo các bác sĩ, sau khi tiêm xong, mẹ và bé nên ở lại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi phản ứng của bé với vắc xin. Nếu không phát hiện bất thường, bé sẽ được về nhà nghỉ ngơi và theo dõi tại nhà từ 2 – 3 ngày.
Chăm sóc trẻ sau khi tiêm mũi 5 trong 1 tại nhà là rất quan trọng. Nhiều bố mẹ khi thấy con sốt đã lo lắng cho con uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, uống thuốc hạ sốt nhiều sẽ không tốt cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là thuốc không được bác sĩ chỉ định. Trong trường hợp thấy con sốt nhẹ, bố mẹ nên:
- Cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo thoải mái, rộng rãi.
- Không nên ủ ấm quá mức, không đắp chăn, đội nón khi trẻ đang sốt.
- Dùng khăn ấm lau người cho con, lau kỹ ở phần bẹn, nách, bàn tay, bàn chân. Tuyệt đối không được dùng nước lạnh hay nước đá để lau, rửa cho trẻ.
- Tăng cường cho con bú mẹ, bổ sung nước nhiều hơn bình thường để bù lại lượng nước đã mất.
- Trẻ ăn dặm nên cho con ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa.
- Với vết tiêm có dấu hiệu sưng đỏ, bố mẹ nên chườm đá lạnh tại chỗ tiêm để con dễ chịu hơn.
- Không nên kiêng tắm cho con. Tắm bằng nước ấm cũng là cách giúp con hạ sốt hiệu quả. Tuy nhiên, cần phải tắm thật nhanh và nhiệt độ nước không thấp hơn nhiệt độ cơ thể quá 2 độ.
Trẻ tiêm phòng bị sốt bị sốt phải làm sao?
Khi về nhà nếu thấy trẻ có dấu hiệu sốt bạn cần đo nhiệt độ cho bé thường xuyên, để bé nằm ở nơi tháng mát, mặc quần áo rộng rãi. Nhiều mẹ lo lắng khi thấy con bị sốt liền cho uống thuốc, tuy nhiên thuốc hạ sốt uống nhiều lại không tốt cho trẻ, đặc biệt với trẻ sơ sinh. Do đó, mẹ cần thực hiện những cách đơn giản sau để giúp bé hạ thân nhiệt:
- Lau người bằng khăn ấm đặc biệt là phần nách, bàn chân, bàn tay và phần bẹn của bé
- Tăng cường việc cho bé bú sữa mẹ, uống nước để bù lại lượng nước đã mất khi sốt hoặc, có thể dùng oresol hay cháo muối loãng
- Dùng đá lạnh chườm ngay chỗ viêm để giúp bé giảm bớt cảm giác khó chịu và đau nhức
- Tắm bằng nước ấm cũng là cách giúp bé hạ sốt và dễ chịu hơn. Lưu ý: Phải tắm thật nhanh và nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể khoảng 2 độ
- Với những bé bị sốt cao, cần hạ sốt nhanh thì chanh tươi là biện pháp hiệu quả. Chỉ cần cắt quả chanh thành lát mỏng rồi chà nhẹ lên người, dọc sống lưng
- Lá tía tô có công dụng hạ sốt rất tốt, trước khi tiêm 1 ngày người mẹ hãy ăn sống khoảng 1 nắm lá tía tô rồi cho con bú. Hoặc giã lấy nước, nấu với cháo cho trẻ uống
- Trường hợp trẻ tiêm phòng mũi 5 trong 1 bị sốt cao mẹ không nên tự ý cho bé uống thuốc hạ sốt mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ
- Khi bị sốt hệ tiêu hóa sẽ hoạt động kém hơn vì vậy bạn cần cho bé ăn thức ăn ở dạng lỏng, dễ tiêu hóa
Sốt là phản ứng bình thường sau tiêm phòng. Vì vậy, mẹ không cần quá lo lắng khi trẻ tiêm mũi 5 trong 1 bị sốt. Chỉ khi trẻ sốt cao liên tục, hoặc có biểu hiện bất thường, bạn mới nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra.
Nên nhớ, sốt nhẹ là một trong các phản ứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1 của trẻ. Trong trường hợp trẻ sốt cao liên tục trên 38.5 độ bố mẹ mới cần đưa con đến bệnh viện để kiểm tra.
Nguồn sactoan.net
Từ khóa tìm kiếm:
- tiêm vacxin 5 trong 1 sốt mấy ngày
- tiêm mũi 5 trong 1 lần 2 có sốt không
- trẻ tiêm mũi 5 trong 1 sốt bao lâu
- tiêm mũi 5 trong 1 bị sốt mấy ngày
- tiêm 5 in 1 mũi 2 có sốt không
- vacxin 5 trong 1 mới 2019
- tiem mui 5 trong 1 lan 3
- phản ứng sau khi tiêm vacxin 5 trong 1