Trẻ sơ sinh bị uống nước khi tắm có sao không? Cách sơ cứu kịp thời

Trẻ sơ sinh bị uống nước khi tắm có sao không? Cách sơ cứu kịp thời 1

Trẻ sơ sinh bị uống nước khi tắm là điều có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vậy trẻ sơ sinh bị uống nước khi tắm có sao không? Và cách sơ cứu trẻ sơ sinh uống phải nước khi tắm thế nào là vấn đề được nhiều bà mẹ quan tâm. Sau đây, Sactoan.net sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc cho trẻ sơ sinh thì tắm cho trẻ là một trong những công việc mà mẹ cần lưu ý. Việc tắm bé tưởng như rất đơn giản nhưng vẫn cần phải tuân thủ một số lưu ý. Không giống như trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh vẫn còn rất non nớt và yếu nên việc tắm bé phải thật nhẹ nhàng và cần tránh một số điều để không gây tổn thương cho bé. Hãy cùng Sactoan.net tìm hiểu những nguyên tắc để tránh trẻ sơ sinh bị uống nước khi tắm dưới đây nhé.

Trẻ sơ sinh bị uống nước khi tắm có sao không?
Trẻ sơ sinh bị uống nước khi tắm có sao không?

Trẻ sơ sinh uống phải nước tắm có sao không? Tác hại khi trẻ sơ sinh bị uống nước khi tắm

Nội dung

Khi đang tắm cho bé, nếu bỗng nhiên bé bị ho sặc sụa, mặt tím tái thì đó là dấu hiệu trẻ đã bị sặc nước. Có thể là do nước đã tràn vào đường hô hấp, đôi khi vào tận phế nang khiến đường hô hấp bị tắc, nếu cấp cứu chậm trễ bé sẽ ngừng thở, tim ngừng đập dẫn tới tử vong. Vì vậy, các mẹ cần phải hết sức lưu ý trong việc tắm cho trẻ.

Trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm sẽ thường phản xạ khóc to, ho mạnh khiến những chất ọc bị đẩy sâu vào khí quản hoặc phế quản, dẫn đến ngạt thở, tím tái… Những đối tượng là trẻ so sinh, chỉ cần ngừng thở 4 phút cũng đủ để gây chết não. Nếu may mắn cứu sống được thì trẻ cũng sẽ bị di chứng não, tàn tật suốt đời. Nhằm ngăn ngừa những hậu quả không mong muốn này, bạn cần phải biết cách sơ cứu kịp thời cho trẻ.

Sơ cứu trẻ bị uống nước khi tắm

Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị uống nước khi tắm và sặc, người đang tắm cho trẻ phải cấp cứu một cách nhanh chóng nhanh chóng nhưng cũng phải thật bình tĩnh để nước ra khỏi đường hô hấp. Đầu tiên, bạn dùng miệng hút vào miệng và mũi bé thật mạnh , càng nhanh càng tốt, nếu để chậm nước  sẽ chảy vào sâu bên trong khí quản, trẻ bị tắc thở lâu sẽ khó mà cứu được.

Vỗ lưng sơ cứu trẻ sơ sinh bị uống nước khi tắm

Khi trẻ sơ sinh bị uống nước khi tắm gây sặc, khó thở, cần nhanh chóng cấp cứu bằng cách vỗ lưng. Đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay sao cho đầu trẻ thấp hơn phần thân, dùng tay kia vỗ mạnh 5 cái vào lưng trẻ ở vị trí giữa 2 xương bả vai. Tiếp đó, lật trẻ lại nhìn vào miệng, mũi nếu thấy nước trào ra thì hút sạch.

Vỗ lưng sơ cứu giúp trẻ thông đường thở.
Vỗ lưng sơ cứu giúp trẻ thông đường thở.

Ấn ngực

Nếu sau khi vỗ lưng mà cả người bé vẫn còn tím tái, thì cần ấn ngực trẻ vào nữa dưới xương ức bằng ngón tay trỏ và ngón giữa. Bạn ấn mạnh xuống 5 cái liên tiếp, nếu thấy bé hồng hào trở lại và bắt đầu khóc thì có thể ngưng, nếu trẻ còn tím thì lặp lại động tác song song vỗ lưng, ấn ngực. Có thể làm 5-8 lần liên tiếp và quan sát trẻ sau mỗi lần vỗ lưng.

Đưa đi bệnh viện

Sau khi đã sơ cứu bé bị uống nước khi tắm theo các bước trên, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ theo dõi. Không nên đưa trẻ đi viện khi vẫn chưa thở lại được, bởi nếu trẻ sơ sinh bị uống nước khi tắm dẫn đến não thiếu oxy chỉ vài phút sẽ không thể trở lại như trước.

Những lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh để không bị uống nước

Nguyên tắc số 1: Không được để bé trong phòng tắm hoặc nằm trong chậu tắm 1 mình dù chỉ 1 giây.

Nguyên tắc số 2: Không để trẻ dưới vòi nước đang chảy, phải nhớ tắt vòi nước rồi mới đặt con vào chậu. Mẹ chỉ cần quay đi một chút cũng có thể khiến nước dâng lên mặt, mũi và vô tình đặt trẻ vào tình huống nguy hiểm.

Nguyên tắc số 3: Đo mực nước chuẩn trong chậu rồi mới đặt bé vào. Đối với trẻ sơ sinh mực nước phù hợp để tắm là khoảng 13cm để khi bé nằm trong chậu nước chỉ ngập đến vai.

Đo mực nước chuẩn trong chậu phù hợp trẻ không bị uống nước khi tắm
Đo mực nước chuẩn trong chậu phù hợp trẻ không bị uống nước khi tắm

Nguyên tắc số 4: Mẹ phải vững tay khi tắm cho bé. Nhiều mẹ sợ làm con đau nên chỉ đỡ trẻ hời hợt, khi đó con chỉ cần dãy nhẹ cũng có thể tuột khỏi tay và rơi xuống chậu nước. Ngoài ra, tay đỡ cổ lúc phải ôm chắc không để đầu và vai bé trên mực nước quy định.

Trên đây là những thông tin trẻ sơ sinh bị uống nước khi tắm có sao không và cách sơ cứu. Hy vọng qua đây các mẹ sẽ có thêm những kiến thức hữu ích trong việc nuôi con.

Sending
User Review
4 (1 vote)