Trẻ sơ sinh bị tím quanh miệng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Đó là một câu hỏi không dễ để các mẹ trả lời được. Dưới đây, Sactoan.net sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này và cách khắc phục.
Môi trẻ sơ sinh bị tím hay trẻ sơ sinh bị tím quanh miệng là một triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau. Đặc biệt là những bệnh lý liên quan đến tim mạch hoặc các vấn đề nguy hiểm khác có thể gặp ở trẻ nhỏ. Nếu con bạn đang gặp phải vấn đề này thì cũng đừng lo lắng. Bài viết này, Sactoan.net sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần biết về vấn đề trẻ sơ sinh bị tím môi để các mẹ biết chính xác nguyên nhân và cách khắc phục.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tím quanh miệng
Nội dung
Môi là bộ phận khá nhạy cảm trên cơ thể, cũng là một trong những cơ quan giúp ta dễ dàng quan sát về tình trạng bệnh tật. Môi trẻ sơ sinh bị tím là một dấu hiệu quan trọng cần được quan tâm, tìm hiểu nguyên nhân để tìm ra những biện pháp khắc phục và điều trị kịp thời.
Đối với người lớn, nếu như môi bị thâm tím thường là do tác động của ngoại cảnh như: Hút thuốc lá, sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, son môi là hàng giả không rõ nguồn gốc, xuất sứ, uống quá ít nước,…
Vậy với trường hợp trẻ sơ sinh bị tím quanh miệng thì sao? Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến trẻ bị tím môi như sau:
- Do bé không được giữ ấm dẫn đến bị rét, màu sắc làn môi trở nên tím tái, nhợt nhạt. Đây chỉ là nguyên nhân chủ quan nên hoàn toàn không đáng lo ngại. Điều bạn cần làm là quan tâm, ủ ấm cho bé thì không bao lâu màu sắc môi bé sẽ hồng hào trở lại.
- Môi thâm do sắc tố da: Đối với những trẻ sinh ra da đã ngăm đen thì khả năng cao môi của trẻ cũng sẽ bị thâm do ảnh hưởng của sắc tố da. Tương tự như trên, điều này cũng không có gì đáng lo ngại.
- Do trẻ bị thiếu máu: Bắt nguồn từ việc trẻ bị thiếu vi chất: sắt, kẽm, magie,…
Ngoài các nguyên nhân đã nêu, nếu trẻ sơ sinh bị tím quanh miệng kéo dài thì các mẹ cần phải chú ý. Đây có thể là biểu hiện tim bé có vấn đề gì đó không bình thường. Như các bạn vẫn thường nghe nói tím môi có căn nguyên từ bệnh tim. Vì vậy, các mẹ cần đặc biệt lưu ý đến các dấu hiệu bên ngoài và đưa trẻ đi khám kịp thời.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?
Khi trẻ có một số biểu hiện dưới đây, các mẹ cần đưa trẻ đi khám tim để được chuẩn đoán và có biện pháp điều trị kịp thời:
Trẻ sơ sinh bị tím môi dưới và trên hoặc tím quanh miệng.
Trẻ sơ sinh bị tím tay chân ở phía đầu ngón. Khi bú, bé phải cố gắng lấy hơi. Bú ngắt quãng, mệt mỏi và hay khóc.Bé thường có triệu chứng khó thở, đánh trống ngực.
Môi thâm tím ngoại vi: Tình trạng tím môi thường xảy ra do tuần hoàn máu bị ứ trệ hoặc trao đổi khí kém nên bên ngoài da ở những vùng như đầu ngón tay, cằm, mũi và môi… bị thay đổi màu sắc.
Môi tím trung ương: Những trường hợp trẻ có tim bị thông ngăn tim trái và phải. Vì vậy, làm cho máu tĩnh mạch và động mạch hòa với nhau ở ngay tim. Gây nên tìm trạng tím quanh môi hoặc tím quanh kết mạc mắt.
Môi trẻ sơ sinh bị tím do viêm phổi.
Cách điều trị trẻ sơ sinh bị tím quanh miệng
Với trường hợp trẻ tự nhiên bị thâm môi do nhiễm lạnh, các mẹ cần chú ý chăm sóc con tốt hơn, đảm bảo bé luôn được giữ ấm.
Tăng cường bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé, tránh để bé bị thiếu các chất sắt, kẽm, magie,…
Bổ sung vào thực đơn của trẻ các loại rau như: cải xanh, cà rốt, cải bắp,…
Trường hợp trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh cần đưa trẻ đi khám định kỳ và điều trị sớm.
Nếu trẻ sơ sinh bị tím quanh miệng do viêm phổi bạn cần điều trị dứt điểm cho bé, tránh tái phát nhiều lần không tốt cho sức khỏe của bé.
Khi chăm sóc trẻ nhỏ mẹ cần phải hết sức cẩn thận và chú ý quan sát bé thật kỹ. Nếu nhận thấy những biểu hiện trẻ sơ sinh bị tím quanh miệng, cần đưa trẻ tới bệnh viện để được chuẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.