Mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được là vấn đề thường xảy ra ở các bà mẹ sau sinh khiến nhiều người lo lắng. Việc sữa về rất nhiều nhưng lại không vắt ra được gây căng tức ngực và đau đớn cho người mẹ. Sau đây, Sactoan.net sẽ giúp chị em hiểu rõ nguyên nhân và kinh nghiệm chữa tắc tia sữa để giải quyết vấn đề này nhé.
- Thực hư chữa tắc tia sữa bằng diện chẩn có thần kỳ như lời đồn?
- Bí quyết chữa tắc tia sữa bằng lá bồ công anh, tắc mấy cũng thông
- Cách chữa tắc tia sữa bằng bấm huyệt tại nhà hiệu quả ngay lần đầu tiên
- Kinh nghiệm chữa tắc tia sữa bằng bắp cải từ mẹ bỉm sữa
Nguyên nhân mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được?
Nội dung
Thông thường, sau khi sinh em bé khoảng 2 đến 5 ngày ngực của mẹ sẽ bắt đầu tiết ra sữa khiến kích thước lớn dần lên, nặng hơn và đau dần. Thế nhưng, sau khi liên tục cho bé bú 2 đến 3 tuần mẹ sẽ không còn đau như trước, ngực mềm hơn dù bên trong sữa vẫn đầy.
Rất nhiều trường hợp ngực của mẹ bị sưng do sữa dồn lại và căng cứng. Nếu tình hình nghiêm trọng, hiện tượng sưng ngực sẽ lan đến nách khiến mẹ vô cùng khó chịu, sần, vắt sữa không ra, thậm chí là sốt nhẹ.
Lý do đầu tiên gây nên tình trạng mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được là do cơ địa của người mẹ. Có những người dù cho con bú nhiều lần mỗi ngày vẫn bị căng tức ở ngực, không thể vắt ra sữa.
Một lý do khác có thể là vì chị em mang áo ngực quá chật khiến cho ống dẫn sữa bên trong bị tắc nghẽn. Hoặc một số trường hợp từng phẫu thuật ngực, các phần cấy ghép vào trong ngực đã chiếm gần hết không gian gây chèn ép mạch máu và sữa khiến ngực cương đau.
Kinh nghiệm chữa tắc tia sữa không tiết ra được?
Để khắc phục tình trạng mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được mẹ có thể áp dụng một số cách đơn giản sau đây:
Mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được nên cho con bú
Việc đầu tiên để giảm căng tức do sữa căng nhưng vắt không ra là trong khoảng thời gian 2 giờ sau sinh, sản phụ phải cho con bú ngay. Trải qua 24 giờ, mẹ cần cho con bú khoảng 8 – 12 lần/ngày. Việc cho bú thường xuyên sẽ giúp các ống dẫn sữa dễ lưu thông, hạn chế căng tức.
Bên cạnh đó, trong quá trình cho bú, mẹ nên chia đều cả 2 bên bầu ngực, cứ mỗi 2 – 3 giờ cho bú 1 lần, mỗi lần bú tối thiểu 15 phút/bên vú. Thỉnh thoảng mẹ cũng cần thay đổi tư thế để sữa được tiết ra đều hơn.
Vắt sữa nếu còn quá nhiều
Nếu mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được hết sẽ dễ khiến vú mẹ bị tắt. Trong trường hợp này, mẹ có thể dùng đến những công cụ hút sữa để lấy bớt sữa thừa. Nếu những ai không có máy hút sữa nên cố gắng dùng tay để vắt. Quá trình vắt hay hút sữa cần tuân thủ đúng thao tác cũng như liều lượng.
Tắm nước ấm dưới vòi sen
Để giảm đau do căng sữa mẹ có thể áp dụng một cách đơn giản là dùng vòi sen phun nước ấm lên bầu ngực, chú ý vị trí đầu ti từ trên xuống. Đây là phương án đơn giản để giảm căng tức ngực, làm mềm các u sữa. Khi tắm vòi sen, mẹ nên kết hợp dùng tay massage vùng núi đôi để sữa dễ dàng tiết ra theo dòng nước.
Chườm khăn lên ngực
Mẹ có thể dùng khăn mát hoặc khăn ấm để chườm lên 2 bên vú để làm giảm sưng và đau ngực. Tốt nhất sử dụng khăn sữa của con cho vào nước lạnh/nóng rồi đắp lên ngực, giữ nguyên chừng 5 phút/lần. Có thể kết hợp massage 2 bầu vú để tuyến sữa lưu thông dễ dàng hơn.
Mặc áo ngực kích thước phù hợp
Áo ngực bó sát sẽ chỉ làm tăng cơn đau nhức, nhưng nếu không mang sẽ dễ gây tổn thương đầu ti. Vì vậy, tốt nhất mẹ nên mặc các loại áo ngực phù hợp, thoải mái để hạn chế gây áp lực đè lên ống dẫn sữa.
Kinh nghiệm phòng tránh mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được
Ngoài việc làm sao để khắc phục tình trạng mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được, bạn cũng cần tự giác phòng tránh bằng cách:
Cho bé bú sớm ngay sau khi sinh và thường xuyên theo nhu cầu của bé.
Tận dụng những lúc bé ngủ để nghỉ ngơi và đảm bảo cho bé bú và hút sữa đúng giờ.
Uống nhiều nước, ăn đầy đủ dưỡng chất.
Hạn chế ăn nhiều thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo.
Mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được là nỗi lo, nỗi ám ảnh của nhiều người. Nếu phát hiện sớm có thể nhanh chóng khắc phục bằng những biện pháp đơn giản. Nếu nặng cần phải can thiệp bằng những phương pháp chuyên khoa.
- Bà bầu uống nước Revive được không? Ảnh hưởng thế nào đến thai nhi
- Bà bầu uống canxi đến tháng thứ mấy thì dừng? 9 tháng có cần uống không?
- Bà bầu ăn chuối xanh được không? Ăn chuối như thế nào là tốt nhất?
- Bà bầu có ngậm được Strepsils không? Cách trị ho cho bà bầu hiệu quả