Đám cưới xong mới đăng ký kết hôn sau khi cưới có bị phạt không?

Đám cưới xong mới đăng ký kết hôn sau khi cưới có bị phạt không? 1

Hỏi: Chào BBT sactoan.net cho em hỏi đám cưới mà đăng ký kết hôn sau khi cưới có bị phạt không, do bận công việc 2 vợ chồng cưới xong được 6 tháng mới đi ra phường đăng ký xin chứng nhận để đăng ký hộ khẩu mà trên phường họ bảo phạt e không biết phạt gì?

(Phương Anh – Thanh Hóa)

Đáp: Chào Phương Anh, cảm ơn em đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, sau khi tìm hiểu được thông tin chúng tôi cung cấp cho  bạn 1 số thông tin sau đây.

đăng ký kết hôn sau khi cưới có bị phạt
Đăng ký kết hôn sau khi cưới có bị phạt

Đăng ký kết hôn muộn bị phạt bao nhiêu tiền?

Nội dung

Điều 8, Điều 9 của Luật Hôn nhân và Gia định 2014 quy định: Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện như: Nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; Hai bên không bị mất năng lực hành vi dân sự. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định…

Từ quy định trên có thể thấy, pháp luật hiện hành không yêu cầu phải đăng ký kết hôn trước khi cưới, cũng như không quy định sau cưới bao lâu phải làm thủ tục đăng ký kết hôn. Do đó, nếu sau khi cưới, vợ chồng chậm làm thủ tục hoặc không làm thủ tục đăng ký kết hôn cũng không bị phạt.

Tuy nhiên, thực tế, vợ chồng nên đăng ký kết hôn sớm trước khi sinh con. Bởi theo yêu cầu của Nghị định 123/2015/NĐ-CP, khi làm giấy khai sinh cho con, cha mẹ phải xuất trình Giấy đăng ký kết hôn.

Do đó bạn nên đăng ký kết hôn trước khi sinh em bé đẻ đủ điều kiện làm giấy khai sinh cho con, bạn chỉ bị phạt khi làm giấy khai sinh muộn sau 60 ngày kể từ ngày sinh.

Do đó đăng ký kết hôn sau khi cưới có bị phạt không, thì hoàn toàn không bị phạt bạn nhé, nếu có bạn bị phạt là bạn đang bì vòi tiền rồi nhé

Làm giấy đăng ký kết hôn bao lâu thì có?

Về thời gian có giấy chứng nhận kết hôn: Trong vòng 5-10 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Trong trường hợp cần phải xác minh, thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày. Khi hoàn thành thủ tục, Ủy ban phường (xã) sẽ cấp 2 bản đăng ký kết hôn, mỗi cô dâu và chú rể giữ một bản.

Đối với hôn nhân đồng giới – Luật hôn nhân và gia đình 2014 bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” nhưng vẫn “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.

Như vậy, khi quyết định tiến tới hôn nhân, bên cạnh đám cưới, việc tiến hành những thủ tục đăng ký kết hôn là điều cần thực hiện để vừa bảo đảm chấp hành theo đúng pháp luật vừa có cơ sở quan trọng cho việc vợ chồng kết thành một gia đình.

Thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất 2019

Hồ sơ, thủ tục đăng ký kết hôn

Khi đi đăng ký kết hôn thì các cặp đôi cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

– Bản sao sổ hộ khẩu;

– Bản sao Chứng minh nhân dân;

– Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của phường xã, thị trấn thường trú;

Nếu như một trong hai bên đã kết hôn một lần rồi thì phải có giấy chứng nhận của tòa án là đã ly hôn. Kèm theo đó là giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của địa phương.

Về thủ tục đăng ký kết hôn thì được quy định như sau:

Thứ nhất, khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn.

Sau khi hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng.

Thứ hai, đối với thủ tục kết hôn đối với những người có địa chỉ thường trú trên hộ khẩu ở tỉnh, thành phố khác nhưng có mong muốn đăng ký kết hôn tại tỉnh khác thì hoàn toàn có thể thực hiện. Căn cứ Điều 17 Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định địa điểm đăng ký như sau: “Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn”. Nơi cư trú ở đây được xác định là địa chỉ tạm trú hoặc thường trú. Vì vậy, để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại tỉnh đó thì một trong hai bạn phải có tạm trú ở tỉnh đó.

Thứ ba, trường hợp đăng ký kết hôn khác tỉnh (ngoài tỉnh). Trường hơp này các bên có thể đăng ký kết hôn khác tỉnh tại quê của chồng/vợ nhưng cần có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp. Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch “Khi một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó”.

Về điều kiện để đăng ký kết hôn

Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì điều kiện để đăng ký kết hôn được quy định như sau: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên được xem là đủ tuổi kết hôn; Kết hôn tự nguyện và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn theo luật định gồm: Không được kết hôn với người đang có vợ, có chồng; Người mất năng lực hành vi dân sự (tâm thần); Kết hôn giữa người có cùng dòng máu trực hệ, có họ hàng trong phạm vi ba đời; Đăng ký kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi…

Xem ngay:

Nguồn: tổng hợp

Sending
User Review
0 (0 votes)